Du lịch Long An
Về Long An ngắm hoa Anh đào miền Tây
Hằng năm, cứ mỗi độ tháng 3 đầy nắng, bông ô môi ở Long An lại nở rực trên con đường quê, bên các nhánh sông làm say đắm lòng người.
Nhà Long Hiệp - Địa chỉ đỏ giáo dục truyền thống cách mạng
Nhà Long Hiệp là ngôi nhà 3 gian, 2 chái, kiến trúc truyền thống, tọa lạc tại xã Long Hiệp, huyện Bến Lức, tỉnh Long An. Ngôi nhà do ông Nguyễn Văn Triều (Cai tổng Chèo) xây dựng giữa thế kỷ XIX. Sau khi ông Triều qua đời, ông Nguyễn Tấn Tảo (Xã Tảo) thừa kế ngôi nhà này. Nhà Long Hiệp là kiểu nhà tiêu biểu cho kiến trúc nhà dân dụng tầng lớp khá giả ở nông thôn tỉnh Chợ Lớn lúc bấy giờ.
Hai dòng Vàm Cỏ của Long An
Long An là tỉnh duy nhất của miền Tây Nam bộ không có dòng Cửu Long chảy qua. Tuy nhiên, Long An có 2 dòng sông Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây gắn liền với đời sống, văn hóa và lịch sử của người dân Long An.
Chuyện về 3 sắc phong thần của làng Bình Lập
Xuất hiện vào khoảng thế kỷ XV, dưới triều nhà Lê, các đạo sắc phong giữ vai trò quan trọng trong thiết chế văn hóa làng xã và rất thiêng liêng trong tâm thức của người Việt, vì các sắc phong thần được xem là công nhận chính thức của nhà nước phong kiến về sự hợp pháp của làng xã, về vị thần Thành Hoàng mà người dân thờ phụng trong các đình làng.
Về Long An thưởng thức bánh in Long Hựu, bánh tét Cô Út
Long An có nhiều món ăn mang bản sắc riêng gắn liền với đời sống người dân. Nếu có dịp thưởng thức qua các món đặc sản như lạp xưởng tươi Cần Đước, Gạo Nàng thơm Chợ Đào, mắm cá lia thia Đức Huệ, đậu phộng Đức Hòa,... du khách khó có thể quên được hương vị đặc trưng. Và thật thiếu sót khi về Long An mà không thưởng thức bánh in Long Hựu (huyện Cần Đước), bánh tét Cô Út (xã Tân Bình, huyện Tân Trụ).
Thương nhớ cà na!
Vào thời điểm cuối tháng 9, nếu về các tỉnh Long An, An Giang, Đồng Tháp,... nhiều người sẽ bắt gặp một loại trái được bày bán khắp nơi, từ các khu chợ, tuyến đường lớn đến các xe hàng rong ven đường. Đó là cà na, món quà bình dị, mộc mạc của tự nhiên ban tặng và được người dân chế biến thành nhiều món ngon.
Làng mai - nhiều tiềm năng và cơ hội phát triển du lịch
Trong Hội thảo Phát triển du lịch Long An giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030, Bí thư Tỉnh ủy - Nguyễn Văn Được chỉ đạo UBND tỉnh tập trung phát triển du lịch nông thôn gắn với sản vật địa phương, trong đó có việc phát triển Làng mai Tân Tây tại xã Tân Tây, huyện Thạnh Hóa.
Lạp xưởng tươi Cần Giuộc - Hương vị đặc trưng của miền hạ
Cần Giuộc - nơi hội tụ nhiều món ngon đặc sản như mắm còng, cốm ngò,... Và thật thiếu sót khi về Cần Giuộc mà không thưởng thức món lạp xưởng tươi ở khu phố Trị Yên, thị trấn Cần Giuộc, tỉnh Long An.
Về Long An trải nghiệm du lịch chăm sóc sức khỏe
Khi cuộc sống ngày càng vội vã và áp lực, việc chăm sóc sức khỏe (CSSK) bản thân cả về thể chất lẫn tinh thần đang trở thành xu hướng của nhiều người. Các hoạt động nghỉ ngơi, thư giãn, ăn uống khoa học, chăm sóc sức khỏe bằng các phương pháp thuận tự nhiên ngày càng được quan tâm. Nắm bắt xu hướng đó, nhiều cơ sở kinh doanh du lịch trên địa bàn tỉnh đẩy mạnh phát triển du lịch CSSK.
2 cây đa tại Đình Vạn Phước được công nhận Cây di sản Việt Nam
Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam đã Quyết định công nhận 2 cây đa tại Đình Vạn Phước (huyện Cần Đước, Long An) là cây Di sản Việt Nam
Đến Long An thăm đền thờ Đốc binh Nguyễn Tấn Kiều
Nằm tại trung tâm Đồng Tháp Mười, đền thờ Đốc binh Nguyễn Tấn Kiều (phường 1, thị xã Kiến Tường, tỉnh Long An) thu hút đông đảo người dân trong và ngoài tỉnh đến thắp hương, tưởng niệm vị anh hùng của dân tộc.
Người dân Long An náo nức chờ đón mùa lễ hội đầu Xuân
Sau thời gian gián đoạn do dịch Covid-19, năm nay, các lễ hội chính thức được khởi động lại. Người dân Long An náo nức và phấn khởi chờ đón mùa lễ hội đầu năm.
Đình Bình Lập được xếp hạng Di tích Kiến trúc nghệ thuật cấp tỉnh
Ngày 28/5, UBND TP.Tân An, tỉnh Long An tổ chức Lễ công bố quyết định và đón nhận Bằng xếp hạng Di tích Kiến trúc nghệ thuật cấp tỉnh Đình Bình Lập (khu phố Bình Đông 1, phường 3).
Địa chỉ đỏ trong hành trình về nguồn
Có một nơi ghi dấu lịch sử đấu tranh của quân và dân Long An trong 2 cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ; là địa chỉ đỏ trong hành trình về nguồn, góp phần giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ hôm nay và mai sau. Đó là Khu di tích lịch sử (DTLS) Cách mạng tỉnh, tọa lạc xã Bình Hòa Hưng, huyện Đức Huệ, tỉnh Long An.